Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
5 quyết định lớn sẽ làm thay đổi vận mệnh quân sự Mỹ
Hoa Kỳ giờ đây không còn vung tay quá trán cho những sai lầm mua sắm như vẫn thường làm trong suốt hai thập kỷ qua".

 


Trong thập kỷ tới, Hoa Kỳ cần phải đưa ra một số quyết định lớn về tương lai quân sự của mình. Những lợi thế về công nghệ và tài nguyên từ thời Chiến tranh Lạnh đang ngày một thu hẹp khiến cho nước này phải thận trọng hơn.

Những quyết định này không chỉ dừng lại ở khía cạnh quân sư. Đây chính là những cân nhắc mang tầm quốc gia vốn bấy lâu nay ít khi được đề cập đến. Sức nóng thời hậu Chiến tranh Lạnh, sau những nỗ lực tuyệt vọng nhằm vớt vát đôi chút “chiến thắng danh dự” ở Iraq và Afghanistan, đã đã khiến cho kế hoạch mua sắm dài hơi trở nên khó khăn hơn, đồng thời cản trở không ít những quyết định lớn vốn cần được bàn thảo ở cấp quốc gia, thay vì cứ phải mổ xẻ trong các cuộc tranh luận kỹ trị giữa Lầu Năm Góc và các cơ quan khác.

 

Dưới đây là năm trong số những quyết định trọng yếu không chỉ riêng Lầu Năm Góc mà cả quốc gia cũng đang phải cân nhắc trong thập niên tới.

 

Thay thế cây đinh ba hải vương

 

Hiện tại Hoa Kỳ có thể không cần xây dựng thế hệ tàu ngầm lớp SSBN (X) để thay thế cho loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Tuy nhiên, điều cấp thiết lúc này là phải quyết định xem có nên thay thế loại tàu ngầm vốn vẫn được giới phân tích coi là một trong ba mũi nhọn của cây đinh ba hạt nhân hay không.

 

Các tàu ngầm lớp Ohio sẽ đến “tuổi nghỉ hưu” vào năm 2029. Đến lúc ấy, nếu Hoa Kỳ vẫn chưa có động thái thay đổi nào, sức mạnh răn đe hạt nhân sẽ nhanh chóng bị suy yếu. Vấn đề này đã vượt quá xa tầm hoạch định cơ cấu lực lượng của Hải quân Hoa Kỳ. Sức mạnh của SSBN thường chẳng đóng góp được là bao ngoài nhiệm vụ duy nhất là “diễu võ dương oai”. Gần đây cũng có không ít tranh luận được đưa ra, bao gồm cả quan điểm cho rằng nên thay thế toàn bộ SSBN bằng phiên bản sửa đổi của lớp SSN Virginia, và ... chấm hết.

 

Chẳng ý kiến nào có vẻ xuôi tai cả. Xây dựng thế hệ tàu ngầm mới, theo đúng nghĩa đen, đồng nghĩa với việc đem trôn biết bao tiền bạc của quốc gia ở tận đáy đại dương. Còn không phát triển thế hệ tàu ngầm mới lại chẳng phải là một quyết định khôn ngoan trong bối cảnh gần đây Trung Quốc quyết định áp dụng công nghệ MIRV cho tên lửa hạt nhân của nước này. Thế hệ tàu ngầm Virginia được nâng cấp có lẽ là nước cờ khả dĩ nhất nhưng cũng không kém phần mạo hiểm giữa lúc bàn cờ đang leo thang như hiện nay.

 

Thế hệ chiến đấu cơ thứ 6

 


 

5 quyết định làm thay đổi vận mệnh quân sự Mỹ

 

Bụi vẫn còn chưa kịp bám trên chiếc chiến đấu cơ tấn công liên hợp F-35. Tuy nhiên, cả Hải quân và Không quân đều đã bắt đầu nghĩ đến những bước đi tiếp theo, có thể là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

 

Chẳng có gì là bất thường khi nghĩ đến thế hệ công nghệ tiếp theo cho dù thế hệ hiện tại vẫn đang vận hành tốt. Các nghiên cứu đầu tiên cho ra đời loại máy F-22 bắt đầu vào đầu những năm 1980, không lâu sau khi những chiếc F-15 và F-16 đầu tiên được đưa vào hoạt động. Mặc dầu vậy, khả năng cho ra đời loại máy bay XF-36 (hoặc là một cái tên nào đó) đều ám chỉ thân phận hiện tại của chiếc F-35. Nếu chúng ta có thể nghĩ đến một máy bay chiến đấu thế hệ mới, liệu có nên chăng khi dựa trên chiếc F-35 nhỏ gọn hiện tại để bổ sung thêm nền tảng phát triển mới?

 

Một trong những ý kiến khá thú vị đó là bỏ qua ý tưởng tàng hình hoàn toàn và tập trung vào kiểu "máy bay chiến đấu", loại chiến đấu cơ bán siêu thanh kết hợp giữa máy bay không người lái và máy bay truyền thống. Ngoài ra, cũng có quan điểm lại tập trung vào máy bay siêu thanh chuyên dùng trong chiến đấu không đối không khác hoàn toàn so với F-35. Không nghi ngờ gì nữa, chính khả năng Trung Quốc và Nga đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vào biên chế khiến Hoa Kỳ không thể nhắm mắt làm ngơ.

Xe chiến đấu bộ binh mới

 

Hoa Kỳ đã và đang cố gắng dần thay thế loại xe chiến đấu Bradley trong gần bốn thập kỷ qua. Ban đầu, quân lực Hoa Kỳ hy vọng sẽ xây dựng được thế hệ xe chiến đấu mới đủ khả năng tồn tại tại Mặt trận tiền phương trong một cuộc xung đột NATO-Vác-xa-va. Gần đây, giới quân sự đã giới thiệu một loại xe mới phù hợp hơn với hình thức cơ giới bộ binh trong chiến đấu binh chủng hợp thành, đồng thời cũng phù hợp với các hoạt động quân sự cường độ thấp.

 

Không dừng lại ở những chi tiết kỹ thuật vụn vặt của hệ thống mới, câu hỏi đặt ra là Lục quân sẽ quyết định như thế nào để thay thế Bradley còn có ý nghĩa sâu xa hơn về tương lai của lực lượng này. Những loại xe thiện chiến hơn Bradley (vốn đã được nghiên cứu trong thời Chiến tranh Lạnh, và trong những năm gần đây) có thể quá nặng khi triển khai trên chiến trường. Ngược lại, xe nhẹ hơn Bradley lại có khả năng tồn tại kèm hơn, ngay cả trong môi trường chiến đấu cường độ thấp.

 

Chính vì vậy, quyết định nên thiết kế xe cơ giới bộ binh cho Lục quân Hoa Kỳ theo kiểu của ISIS hay kiểu của Nga có ý nghĩa quan trọng đối với diện mạo của Lục quân trong mười lăm, hai mươi năm nữa.




Máy bay tàng hình không người lái UCLASS

 

Hải quân Hoa Kỳ hiện đang bất đồng với Quốc hội, đồng thời thời bất đồng ngay trong chính nội bộ lực lượng này, về tương lai của máy bay tàng hình không người lái phóng từ tàu sân bay. Tranh luận đang nóng lên xoay quanh vấn đề liệu Hải quân chỉ nên nghĩ đến UCLASS với nền tảng Tình báo-Giám sát-Trinh sát (ISR) khiêm tốn, hay tham vọng hơn với một phương tiện tấn công tầm xa. Lựa chọn thứ hai cho khả năng chiến đấu cao hơn nhiều nhưng chi phí và rủi ro lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, dù Hải quân có tập trung và khả năng tấn công tầm xa giống như  tên lửa Tomahawk trước đây, thì lập luận về UCLASS đầy tham vọng cũng rất có trọng lượng.

 

Phát ngôn chính thức của Hải quân cho thấy lực lượng này đang hướng đến nền tảng ít tham vọng hơn. “Con ma biển” tấn công cũng được Quốc hội và phần lớn các nhân vật của Hải quân ủng hộ. Quốc hội và giới phê bình đang thiên về khả năng này vì UCLASS tham vọng ẩn chứa quá nhiều rủi ro.

 

Tên lửa LRASM

 

Hoa Kỳ đã tụt hậu khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh (và với ngay cả không ít các đồng minh) trên mặt trận tên lửa chống tàu triển khai cơ động. Tên lửa Harpoon hiện nay thiếu tốc độ, tầm hoạt động và yếu tố bất ngờ so với rất nhiều loại tên lửa hiện đại nhất hiện đang được Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng. Một số phát triển gần đây đã thực hiện trên tên lửa Tomahawk, loại tên lửa chống tàu có vẻ hiệu quả, nhưng một lần nữa lại giống như Harpoon, câu chuyện rùa và thỏ lại diễn ra trong cuộc đua với các đối thủ nước ngoài.

 

Tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) Lockheed Martin hiện đang là một giải pháp, mặc dù loại tên lửa này thiếu khả năng siêu thanh do đã bỏ dự án LRASM-B. Nếu LRASM thành công, tên lửa này sẽ được biên chế cho Không quân làm vũ khí tấn công tầm xa, và rất có thể là tên lửa hành trình tấn công mặt đất của Lục quân. Ngoài ra, còn một số lựa chọn khác như Harpoon cải tiến, Tomahawks nâng cao và tên lửa tấn công liên hợp (JSM) của Raytheon và Kongsberg. Dù có giải pháp nào đi chăng nữa thì cũng cần sớm đưa ra quyết định; những lợi thế mà Hải quân Hoa Kỳ đã có so với đối thủ cạnh tranh từ thời Chiến tranh Lạnh đang ngày một suy yếu, và thực tế tác chiến mới đòi hỏi phải có loại tên lửa mới.

 

Kết luận

 

Hoa Kỳ giờ đây còn duy trì được vị thế “độc tôn” quân sự từ thời kết thúc Chiến tranh Lạnh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với đó là sự tỉnh giấc của “chú gấu” Nga, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ chỉ có thể hy vọng mạnh hơn một chút so với các đối thủ chứ không dám mơ sẽ bỏ xa họ phía sau.

 

Nói trắng ra, Hoa Kỳ không còn được phép mua sắm vô tội vạ như trước. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải mua vũ khí sao cho có thể tạo sự đồng thuận về vai trò của nước Mỹ đối với thế giới, bất kể là vai trò bảo vệ cho các khuôn khổ kinh tế và chính trị tự do toàn cầu hay lùi lại phía sau và tập trung vào việc bảo vệ lợi ích then chốt của riêng mình.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ “phục kích” Trung Quốc, đưa lính đặc nhiệm đến châu Á (24-06-2015)
    Mỹ chi hàng triệu USD cho cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam (19-06-2015)
    Xả súng kinh hoàng tại nhà thờ ở Mỹ, nhiều người thương vong (18-06-2015)
    Dân nước nào ghét Mỹ nhất thế giới? (16-06-2015)
    Bà Clinton 'điểm mặt' ba mối đe dọa kinh niên với nước Mỹ (14-06-2015)
    Mỹ đổ quân vào Iraq, hỗ trợ tiêu diệt IS! (11-06-2015)
    Báo Mỹ: Nhà Trắng sẽ tăng cường vũ trang cho đồng minh để kiềm chế Nga (07-06-2015)
    Cựu Chủ tịch FED chỉ trích Quốc hội Mỹ "tạo điều kiện" cho Trung Quốc thành lập AIIB (03-06-2015)
    Mỹ tưởng niệm ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (25-05-2015)
    Công khai tài chính, Hillary lại “dính đòn” (16-05-2015)
    Obama bị Thượng viện Mỹ giáng cho một vố đau (14-05-2015)
    Mĩ bị tố nói dối vụ tiêu diệt Bin Laden (12-05-2015)
    Giới triệu phú Mỹ ủng hộ Hillary Clinton (08-05-2015)
    Bill Clinton thừa nhận sai lầm khi cầm quyền (07-05-2015)
    Mỹ chuẩn bị 'đổ bộ kinh tế' vào Cuba (05-05-2015)
    Đảng Cộng hòa có nữ ứng viên TT Mỹ đầu tiên (04-05-2015)
    Cảnh sát Mỹ bị bắn vào đầu (03-05-2015)
    Mỹ giấu sự thật về người ngoài hành tinh? (02-05-2015)
    Tử huyệt của Obama và đảng Dân chủ? (30-04-2015)
    Bạo loạn ở Mỹ, hàng trăm tòa nhà bị đập phá (29-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152839193.